Ngược lại, các giao dịch trong dịch vụ ăn uống của quý I lên tới 6.366,9 tỷ won (khoảng 4,75 tỷ USD), giảm 10,8% so với một năm trước, cũng là mức giảm lớn nhất từ trước đến nay. Đánh giá trên cơ sở hàng tháng, các giao dịch dịch vụ ăn uống đã giảm tháng thứ chín liên tiếp kể từ tháng 7/2022 (-5%). Trong đó, tốc độ giảm trong tháng 3 (13%) là tỷ lệ sụt giảm cao nhất từ trước đến nay.
Khi các giao dịch dịch vụ ăn uống, chiếm một phần lớn trong mua sắm trực tuyến, suy giảm, sự tăng trưởng chung trong các giao dịch mua sắm trực tuyến cũng cho thấy dấu hiệu chậm lại.
Trong quý I, tổng số tiền giao dịch mua sắm trực tuyến là 53.918,3 tỷ won (khoảng 40,25 tỷ USD), chỉ tăng 7,4% so với một năm trước. Đây là mức tỷ lệ tăng thấp thứ hai từ trước đến nay, sau quý IV/2022 (6,3%). Tính riêng trong tháng 3, các giao dịch mua sắm trực tuyến đạt 18.837,9 tỷ won (khoảng 14,06 tỷ USD), tăng 7% so với một năm trước.
Trong quý đầu tiên, doanh số bán hàng trực tiếp ở nước ngoài được thực hiện trên các nền tảng trực tuyến đạt 287,1 tỷ won (khoảng 214,3 triệu USD), giảm tận 49,4% so với một năm trước. Đà giảm đã duy trì 10 quý liên tiếp kể từ quý IV/2020 (-18,9%). Nhu cầu giảm ở Trung Quốc, thị trường chiếm một phần lớn doanh số bán hàng trực tiếp xuyên biên giới trực tuyến, được coi là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm doanh số bán hàng trực tiếp ở nước ngoài.
Trong quý I, mỹ phẩm (-60,6%) và doanh số của các cửa hàng bán hàng miễn thuế (-69,4%) tiếp tục sụt giảm đáng kể. Mặt khác, số lượng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài lại đạt lên tới 1.598,4 tỷ won (khoảng 1,19 tỷ USD), tăng 16,6% so với một năm trước.
Copyright ⓒ 아주경제 베트남 무단 전재 및 재배포 금지
본 콘텐츠는 뉴스픽 파트너스에서 공유된 콘텐츠입니다.